Kết cục Bạt_Đô

Công tước Mikhail Vsevolodovich của Chernigov phải vượt qua lửa theo truyền thống Turk-Mông Cổ cổ đại. Hãn Bạt Đô buộc ông phải quỳ lạy trước bài vị của Thành Cát Tư Hãn. Người Mông Cổ đã tra tấn ông đến chết vì ông từ chối không chịu thực hiện nghi lễ này.

Vào cuối năm 1241, khi Bạt Đô và Tốc Bất Đài đã hoàn thiện kế hoạch xâm chiếm Áo, ÝĐức thì tin tức đưa đến về cái chết của đại hãn Oa Khoát Đài (tháng 12 năm 1241). Người Mông Cổ rút lui vào cuối mùa xuân năm 1242, do các hãn và Tốc Bất Đài được gọi trở về Karakorum nơi hội nghị kurultai được tổ chức để bầu đại hãn mới. Bạt Đô là một đại hãn tiềm năng và khi ông thất cử đã quay trở về để củng cố các cuộc xâm chiếm vào châu Á và vùng Ural. Ông không còn sự phục vụ của Tốc Bất Đài do ông này ở lại Mông Cổ và chết năm 1248 — và sự thù địch của Bạt Đô đối với đại hãn Quý Do đã làm cho bất kỳ cuộc xâm lấn nào nữa vào châu Âu trở thành không thể. Ông phải duy trì quân đội của mình sẵn sàng trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía đông, do sự xấu đi trong mối quan hệ giữa hai người cháu nội của Thành Cát Tư Hãn cuối cùng đã làm cho đế quốc Mông Cổ không còn tồn tại nữa. Sau khi trở về, hãn Bạt Đô đã cho lập kinh đô của hãn quốc của mình tại Sarai ở hạ lưu sông Volga vào năm 1242. Ông lên kế hoạch cho các chiến dịch mới sau khi Quý Do chết, (ông có ý định thực hiện kế hoạch ban đầu của Tốc Bất Đài trong việc xâm chiếm châu Âu) nhưng đã chết năm 1255 và hãn quốc được chuyển giao cho Sartaq. Ông này quyết định nối lại cuộc xâm chiếm vào châu Âu nhưng cũng chết ngay sau đó. Hãn quốc Kipchak cai trị Nga thông qua các công tước địa phương trong vòng 230 năm sau đó.

Aleksandr Nevsky, chư hầu trung thành của Bạt Đô tại Kim Trướng hãn quốc.

Người kế nghiệp là Biệt Nhân Ca không chia sẻ sự quan tâm của Bạt Đô trong việc xâm chiếm châu Âu. Ông quan tâm hơn tới việc chống lại những người anh em họ của mình, đặc biệt là Húc Liệt Ngột, người bị ông ghét cay ghét đắng vì đã phá hủy Baghdad. Đối với Biệt Nhân Ca, một người Hồi giáo mộ đạo, thì những gì Húc Liệt Ngột đã làm là hèn hạ, và năm 1262, khi Húc Liệt Ngột chuẩn bị để di chuyển quân tới Ai Cập để trả thù cho thất bại của đội quân của mình (khi vắng mặt ông) tại trận Ain Jalut, hãn Biệt Nhân Ca đã cho các đội quân cướp bóc những vùng đất được coi là thuộc hãn quốc Y Nhi. Bị chọc giận, Húc Liệt Ngột đã hội quân và tiến về phía bắc, nhưng đã chịu một thất bại nặng nề khi cố gắng xâm chiếm miền bắc Kavkaz năm 1263, sau khi hãn Biệt Nhân Ca nhử ông tiến sâu về phía bắc, xa khỏi vùng đất thánh.

Hãn quốc Kipchak được biết tại Rus và châu Âu như là Kim Trướng hãn quốc (Zolotaya Orda), có lẽ là do màu vàng của lều trại của hãn. Trong số các hãn quốc thì Kim Trướng hãn quốc cai trị lâu nhất. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ tại Trung Quốchãn quốc Y Nhi sụp đổ tại Trung Đông thì các hậu duệ của hãn Bạt Đô vẫn còn tiếp tục cai trị vùng thảo nguyên Nga cho tới tận thế kỷ 16, còn các hãn quốc nhỏ sau đó cũng tồn tại tới tận cuối thế kỷ 18.